Trang chủ   » Thực đơn Bổ dưỡng   »  Dành cho bệnh Tiểu đường

Dành cho bệnh Tiểu đường

Món ăn cho người bị Tiểu đường

————————————————–

  1. Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể con người bị thiếu hụt Insulin hoặc đề kháng với Insulin.
  • Vậy Insulin là gì?

Insulin là một hormone được tiết ra từ tuyến tụy. Insulin được tuyến tụy tiết vào máu sau khi chúng ta ăn. Nó có nhiệm vụ làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kiểm soát lượng đường đi vào các tế bào. Trong bệnh tiểu đường type 2, khi tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc các tế bào trở nên kháng insulin thì thay vì di chuyển vào trong tế bào, đường tích tụ trong máu làm đường huyết tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

2.  Tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng thành nhiều loại bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, suy giảm sinh lý, nhiễm trùng nướu răng, nhiễm trùng da, cắt cụt chi và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

ĂN GÌ để cải thiện lượng INSULIN trong cơ thể hàng ngày???

1.MĂNG TÂY

Theo cơ sở dữ liệu của USDA Nutrient Giá trị dinh dưỡng trên 100 g măng tây (3.5 oz) như sau:
Năng lượng 85 kJ (20 kcal);                         Carbohydrates :3,88 g;
Đường 1,88 g;                                                   Thức ăn chất xơ 2,1 g,
chất béo 0.12g;                                              Chất đạm 2,2 g;
Vitamin A(5%) 38mg;                                      Thiamine (B1) (12%) 0,143 mg;
Riboflavin (B2) (12%) 0,141 mg                      Niacin (B3) (7%) 0,978 mg
Axit pantothenic (B5)(5%) 0,274 mg             Vitamin B6 (7%) 0,091 mg
Folate (B9) (13%) 52 mg                                 Choline (3%) 16 mg
Vitamin C (7%) 5,6 mg                                        Vitamin E (7%) 1.1 mg
Vitamin K (40%) 41,6 mg
Các chất khoáng:
Canxi (2%) 24 mg                         Sắt (16%) 2.14 mg
Magnesium (4%) 14 mg              Mangan (8%) 0,158 mg
Phốt pho (7%) 52 mg                 Kali (4%) 202 mg
Sodium (0%) 2 mg                       Kẽm (6%) 0,54 mg
Nước chiếm 93% thành phần măng tây. Măng tây rất ít calo và natri. Đây là một nguồn tốt cung cấp vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, và rất giàu chất xơ. Thành phần dinh dưỡng phong phú protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K, thiamin, riboflavin, rutin, niacin, acid folic , sắt, phốt pho, kali, đồng, mangan và selen. Các axit amin như crom, một loại khoáng chất vi lượng giúp tăng cường khả năng của insulin để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào.

2. Món ăn từ khoai lang

Khoai lang có chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để “mở khóa” tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.

KHOAI LANG DÙNG ĐỂ CHẾ BIẾN MÓN ĂN KHÔNG ĐƯỢC ĐA DẠNG (NGOÀI VIỆC HẤP – NƯỚNG). TUY NHIÊN HÃY ĐẢM BẢO DÙNG KHOAI LANG TRONG THỰC ĐƠN CỦA BẠN ÍT NHẤT 1 LẦN/ TUẦN NHÉ.

3. Trái cây: Táo.

Trong táo có chứa hàm lượng chất pectin khá cao, đây là chất có thể làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Từ đó, giúp điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Mỗi ngày nên ăn một trái táo để điều tiết lượng insulin tiết ra đúng tiêu chuẩn.

4. Bông cải xanh ( súp lơ).

Bông cải xanh là thực phẩm rất giàu crom, một khoáng chất có thể điều hòa lượng insulin trong cơ thể. Có tác dụng, để cơ thể tự tiết ra lượng insulin vừa đủ nhất.

9-thuc-pham-bo-sung-hormone-insulin-cho-co-con-nguoi

5. Dưa chuột.

Trong dưa chuột có chứa một loại chất giúp tuyến tụy sản xuất insulin rất tốt. Vì vậy, hàng ngày nên uống nước ép dưa chuột vừa thanh lọc cơ thể, vừa có tác dụng sản xuất insulin.

 

6. Các loại cá.

Nguồn dinh dưỡng trong cá rất dồi dào đặc biệt là giàu axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, đồng thời cải thiện sức đề kháng insulin của cơ thể.

7. Dầu oliu.

Dầu oliu có công dụng trong việc làm giảm các kháng thể insulin để lượng insulin được ổn định.

9-thuc-pham-bo-sung-hormone-insulin-cho-co-con-nguoi

8. Quả ớt.

Việc bổ sung ớt vào trong bữa ăn hàng ngày cũng đồng nghĩa với việc bổ sung insulin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong ớt có chứa vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa giúp điều hòa lượng insulin.

9. Tỏi.

Tỏi có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin vì chưa các chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul-phide oxide (allicin) và flavonoids,..

Ngoài ra, để cơ thể sản xuất ra lượng insulin đầy đủ thì cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng khem quá nhiều nhằm thúc đẩy các cơ quan cũng như tuyến tụy hoạt động một cách ổn định và điều độ nhất.

Hormone insulin được coi là cứu tinh của những bệnh nhân mắc đái tháo đường và một số loại bệnh khác. Do đó, để cơ thể kích thích tuyến tụy sản xuất lượng insulin đầy đủ thì trước hết cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cũng như bổ sung một số loại thực phẩm cần thiết.

Theo: ttdd