Trang chủ   » Cây xanh Phong Thủy   »  Lá Chè xanh tươi chữa bệnh như thế nào

Lá Chè xanh tươi chữa bệnh như thế nào

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

44-tq3

Lá chè tưới kết hợp với Tỏi, Muối, Đường, Gừng, Mật Ong, Dấm, Sửa bò hoặc nấu cháo đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt nếu ta biết sử dụng đúng với từng toại theo YHCT

 

– Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

– Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

– Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

– Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

– Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

– Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

– Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

– Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

– Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

– Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

– Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

– Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

 

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

– Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

– Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

– Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

– Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

– Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

– Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

– Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

– Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

– Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

– Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

 

Lá Chè tươi có tác dụng như thế nào trong việc vệ sinh phụ khoa?

Theo kinh nghiệm dân gian nhiều chị em dùng lá chè xanh nấu lấy nước dùng làm nước vệ sinh hàng ngày, nhưng cần lưu ý, hiện nay chè xanh cũng hay bị phun thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải rửa thật sạch nếu không có thể sẽ nhiễm thêm bệnh khác.

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín.

17-KHTN-LV-171014-h1

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc vệ sinh phụ nữ (TVSPN) với một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn, chống ngứa, thay đổi môi trường âm đạo (do pH), chất tạo mùi thơm… như: Cytéal, Lactacyd FH, Betadin, Carefree, Saforelle, Dạ hương, Gyterbac, dung dịch Natri bicacbonat, dung dịch muối sinh lý… nhưng không phải thuốc rửa nào cũng dùng được cho tất cả các bệnh.

 

Vệ sinh hàng ngày: Nên dùng những dung dịch vệ sinh có thành phần thảo dược như Dạ hương, Carefree trà xanh… tạo độ ẩm tự nhiên cho âm đạo.

Khi bị nấm ngứa: Không nên dùng TVSPN có độ pH dưới 4,5. Nếu bạn đang dùng dung dịch Lactacyd có độ pH 3,5 hàng ngày thì nên dừng lại. Như đã nói ở phần trên, nếu độ pH của TVSPN thấp hơn độ pH của âm đạo sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển (hiện trên thị trường sắp có Lactacyd có độ pH phù hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo có thể dùng hàng ngày). Trong trường hợp này bạn có thể dùng dung dịch Carefree hoặc loại dung dịch có tính pH kiềm hoá môi trường âm đạo như Phytogyno, Bicarso, dung dịch Natri bicacbonat, Saforelle, Betadin, Cyteal có thành phần chống ngứa.

Viêm nhiễm do Trichomonas: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH axit hoặc có Metronidazole như Lactacyd FH, Metrogyl.P, Gynoformine…

Sau khi sinh nở: Để nhanh lành vết thương sau khi sinh có thể dùng Betadine hoặc dung dịch Cyteal, Dạ hương, có tính sát khuẩn, khử mùi, có thành phần thảo dược lành tính.

Viêm loét: Ngoài việc dùng thuốc có thể kết hợp sử dụng Betadin để nhanh lành vết thương.

Kỳ kinh nguyệt: Thời gian này, cổ tử cung hé mở nên dễ viêm nhiễm đường sinh dục, bạn nên dùng TVSPN để rửa hàng ngày như Lactacyd FH, Dạ hương… Những dung dịch này sẽ khử mùi khó chịu, tạo cảm giác khô ráo.

Trước và sau khi quan hệ: Có thể dùng bất cứ loại TVSPN nào để rửa. Dùng TVSPN để rửa ngoài không được thụt vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nếu bạn muốn có em bé. Nên vệ sinh cho cả hai vợ chồng.

 

TÓM TẮT CÔNG DỤNG CỦA LÁ CHÈ XANH (chữa bệnh theo Y học cổ truyền)

1. Lá Chè xanh + Tỏi ( Hoặc tin dầu tỏi): Phòng trị cảm cúm, cao huyết áp, viêm nhiễm nói chung và ung thư.

2. Lá chè xanh + muối: 3 gram lá chè tươi + 1 gram muối cho vào nước sôi hảm sau 5 phút rồi uống, ngày uống 45-6 lần. Làm sáng mắt, tiêu viêm , hạ đờm, hạ hỏa, chữa cảm, ho, mắt đỏ, đau răng..

3. Lá chè xanh + đường: 3gram lá chè xanh + 10 gram đường đỏ. cho vào nước sôi hảm trong 5 phút uống ngày 1 cốc. chữa chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, đau bụng khi có kinh.

4. Lá Chè Xanh + mật ong: 3 gram lá chè tươi + 10 lát gừng tươi. nấu rồi uống sau khi ăn ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa cảm cúm, thương hàn đều tốt.

5. Lá chè xanh + mật ong: 3gram lá chè tươi + 3ml mật ông. cho lá chè tươi hảm trong nước đung sôi để nguội mới cho mật ông vào. 30 phút uống 1 lần. có tác dụng dưỡng huyết, chống khát, trị các chứng khô họng, miệng khát không đàm, bí tiểu.

6. Lá Chè Xanh + Dấm: 3gram lá chè + 2ml dấm. cho chè vào hảm nước sôi, để nguội,- rồi cho dấm vào. Uống ngày 3 lần, lợi cho dạ dày, khỏi kiết lỵ, hóa ứ, giảm đau.

7. Lá chè xanh + sữa bò: 2gram lá chè + 1/2 cốc sữa bò + 10 gram đường trắng. Đường, sữa tươi, 1/2 cốc nước đun sôi thì cho chè vào, uống sau khi ăn, sáng mắt, sảng khoái tinh thần, chống chứng trướng bụng.

Mỗi gia đình, nếu có 1 cây Chè xanh trong nhà thì thật quý, bởi Cây Chè Xanh vừa có tác dụng như một cây xanh trang trí cho sân vườn, đồng thời có thể tận dụng lá để uống hàng ngày hoặc chữa bệnh khi cần thiết.

Cây Chè xanh hiện được sử dụng nhiều với mục đích Biếu/ tặng, mừng thọ…vừa có ý nghĩa về sức khỏe, vừa có ý nghĩa về phong thủy khi sử dụng cây xanh trong nhà.

——————-

Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh nhận cung cấp Cây Chè Xanh

– Cây được trồng ổn định trong chậu (cao khoảng 1m)

– Đất trồng cây Chè xanh được lấy tại nơi khai thác (Thái Nguyên) để đảm bảo về chất lượng của cây Chè xanh được giữ nguyên như được chính người dân Thái Nguyên trồng.

– Tư vấn cách chăm sóc và sử dụng cây Chè xanh cho hiệu quả…

Mọi chi tiết liên hệ ĐT: 04.66819477 – Hotline: 0983 224 765 (Tuyết Hạnh)
www: vuonxanh.vn                    – Email: vuonxanh.vn@gmail.com

Bài viết liên quan

  • Cây Tùng La Hán

    Cây Tùng La Hán

    Bán – Cho thuê cây Tùng la Hán. Công ty TNHH Sinh  vật...

  • Cây Trúc Mây

    Cây Trúc Mây

    Cho thuê cây Nội thất: Cây Trúc Mây Chậu và cây cao từ...

  • Cây Kim Ngân

    Cây Kim Ngân

    Cho thuê cây Cây Nội thất: Cây KIM NGÂN Chậu và cây cao...

  • Cây Đại đế tím

    Cây Đại đế tím

    Cho thuê Cây Nội thất: Đại đế tím Chậu và cây cao...

  • Cây Cau Vàng

    Cây Cau Vàng

    Cho thuê Cây Nội Thất: Cây CAU VÀNG – Cau Đẻ Chậu...

  • Cây Đại đế xanh

    Cây Đại đế xanh

    Cho thuê Cây Nội thất: Cây ĐẠI ĐẾ XANH Chậu và cây...